Hệ thống Cloud ERP (hay ERP đám mây) đã trở nên ngày càng phổ biến, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế so với lựa chọn on-premise truyền thống. Hệ thống này đã thay đổi cách doanh nghiệp quản lý các hoạt động, từ giảm thiểu chi phí tới nâng cao khả năng mở rộng. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải hiểu được những lợi ích cũng như hạn chế trước khi chuyển đổi sang giải pháp ERP đám mây. Hãy cùng Data V Tech khám phá những ưu nhược điểm của hệ thống Cloud ERP, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt.
Ưu điểm của Hệ thống Cloud ERP
- Vốn đầu tư ban đầu thấp hơn: Với hệ thống Cloud ERP, doanh nghiệp không nhất thiết phải mua phần cứng đắt tiền và nâng cấp phần mềm liên tục. Bằng cách lựa chọn giải pháp Cloud ERP, các doanh nghiệp có thể giảm đáng kể khoản đầu tư ban đầu, thay vào đó có thể được hưởng khoản phí đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm báo trước.
- Bảo trì dễ dàng hơn: ERP đám mây chuyển gánh nặng bảo trì và nâng cấp hệ thống về nhà cung cấp dịch vụ. Điều này sẽ giải phóng nhân viên IT của doanh nghiệp, giúp họ tập trung vào các sáng kiến chiến lược, trong khi vẫn đảm bảo hệ thống ERP luôn được cập nhật và vận hành trơn tru. Tuy nhiên, mọi tùy chỉnh hoặc phát triển sẽ vẫn yêu cầu sự tham gia của nhóm riêng hoặc đối tác triển khai.
- Khả năng mở rộng cao hơn: Hệ thống Cloud ERP cung cấp khả năng mở rộng chưa từng có, trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp đang phát triển. Hệ thống có thể nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp mà không bị gián đoạn nhiều, cho dù thêm hay xóa bớt người dùng, mở rộng dung lượng lưu trữ hay tích hợp các tính năng mới.
- Bảo mật tốt hơn: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đầu tư nhiều vào các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, thường vượt qua khả năng của các hệ thống on-premise truyền thống. Chuyên môn, tài nguyên và các giao thức bảo mật nghiêm ngặt của họ bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật.
Nhược điểm của ERP đám mây
- Yêu cầu Internet ổn định: Kết nối internet ổn định và tốc độ cao là rất quan trọng vì các hệ thống Cloud ERP phụ thuộc vào kết nối internet. Việc truy cập hệ thống có thể trở nên khó khăn ở những khu vực có kết nối internet không ổn định hoặc chậm, dẫn đến những tổn thất về doanh thu và năng suất.
- Tùy chỉnh bị hạn chế: ERP đám mây có thể có những hạn chế về tùy chỉnh. Vì hệ thống nằm trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây nên các doanh nghiệp có thể bị hạn chế quyền kiểm soát đối với cấu hình phần mềm và phần cứng. Doanh nghiệp cần phải đánh giá xem liệu các tùy chọn tùy chỉnh có sẵn có phù hợp với yêu cầu kinh doanh hay không.
- Phí đăng ký định kỳ: Mặc dù các hệ thống Cloud ERP thường chứng minh hiệu quả về chi phí trong thời gian dài, nhưng chúng liên quan đến phí đăng ký định kỳ. Cách thức thanh toán này có thể không phù hợp với các doanh nghiệp thích mua hàng một lần hơn là phải chi trả phí liên tục. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xem xét tổng chi phí sở hữu tài nguyên IT và phần cứng ở hệ thống on-premise khi so sánh với phí đăng ký.
- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Bằng cách áp dụng hệ thống Cloud ERP, các doanh nghiệp trở nên phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây trong việc bảo trì, nâng cấp và hỗ trợ. Các vấn đề tiềm ẩn phát sinh nếu nhà cung cấp trải qua thời gian ngừng hoạt động hoặc đối mặt với sự bất ổn về tài chính. Hãy đảm bảo doanh nghiệp có các biện pháp để truy xuất dữ liệu của mình nếu quyết định chuyển đổi nhà cung cấp hoặc quay lại giải pháp on-premise.
Các hệ thống Cloud ERP mang lại những lợi thế hấp dẫn, bao gồm tiết kiệm chi phí, linh hoạt, bảo trì dễ dàng hơn, khả năng mở rộng và tính bảo mật được nâng cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải xem xét các nhược điểm tiềm ẩn như những thách thức khi kết nối internet, khả năng tùy chỉnh hạn chế, phí đăng ký liên tục và sự phụ thuộc vào nhà cung cấp. Để đưa ra quyết định sáng suốt, doanh nghiệp cần đánh giá nhu cầu kinh doanh của mình, cân nhắc những ưu, nhược điểm và xác định xem hệ thống Cloud ERP có phù hợp với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp hay không.
Data V Tech là đối tác ủy quyền của Tập đoàn Phần mềm Epicor tại Châu Á Thái Bình Dương, có 20 năm kinh nghiệm triển khai Epicor ERP (phiên bản hiện tại: Kinetic). Với sự tinh thông trong lựa chọn các giải pháp lưu trữ như: nền tảng đám mây, on-premise, hay hybrid, Data V Tech luôn mang lại cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới sự chuyên nghiệp, linh hoạt, phù hợp đặc thù từng ngành, cam kết trong thiết kế và phát triển các hệ thống ERP tùy chỉnh.